PVLC: Tuần Lễ Hiển Linh
Thứ Hai sau Lễ Hiển Linh
 

Lễ Hiển Linh chính yếu được Giáo Hội cử hành vào ngày 6/1 hằng năm, tức 12 ngày sau Lễ Giáng Sinh.

Tuy nhiên, ở các giáo phận, v́ lư do mục vụ, thường đuợc dời vào Chúa Nhật, 

một là sau Ngày 6/1, hai là  trước Ngày 6/1 ngay sau Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1:

  Lễ Hiển Linh sau ngày 6/1  

 như Chúa Nhật 7/1 Năm B 2018 

hay như Chúa Nhật 8/1 Năm A 2017

Lễ Hiển Linh trước ngày 6/1 ngay sau Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1 

như Chúa Nhật ngày 3/1 Năm B 2021

hay như Chúa Nhật ngày 2/1 Năm C 2022 hôm nay 

Thời điểm phụng niên trước và sau Lễ Hiển Linh này có vẻ hơi phức tạp và khá rắc rối, nếu không nắm bắt được điểm then chốt của vấn để là thời điểm mừng Lễ Hiển Linh: Lễ Hiển Linh được mừng vào ngày nào, một là vào ngày được phụng niên chính thức ấn định là ngày 6/1, hai là vào Chúa Nhật sau Lễ Mẹ Thiên Chúa, tức là Chúa Nhật sau Tuần Bát Nhật Giáng Sinh. 

Nếu Lễ Hiển Linh được mừng vào đúng ngày 6/1 của phụng vụ và theo phụng niên ấn định, như ở Ṭa Thánh Vatican hay ở các ḍng tu, th́ trước Lễ Hiển Linh, các bài đọc sẽ lấy theo ngày trong tháng, từ mùng 2/1 (sau Lễ Mẹ Thiên Chúa mùng 1/1) đến hết ngày 5/1, và sau Lễ Hiển Linh, các bài đọc cũng sẽ lấy theo ngày trong tháng, từ mùng 7 đến hết ngày 12, tức là ngay trước Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa ngày 13/1. 

Nếu Lễ Hiển Linh được mừng vào Chúa Nhật, như ở Hoa Kỳ và nhiều giáo phận khác trên thế giới nói chung, v́ lợi ích mục vụ, th́ trước Lễ Hiển Linh, các Bài Đọc sẽ theo ngày trong tháng, từ mùng 2/1 sau Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1, cho tới Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, và sau Lễ Hiển Linh th́ lại theo ngày trong tuần, chứ không theo ngày trong tháng, từ Thứ Hai tới hết Thứ Bảy, trước Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa.  

Trong trường hợp Lễ Hiển Linh được mừng vào Chúa Nhật (chứ không mừng vào đúng ngày 6/1) sẽ có năm lễ này được cử hành vào ngày Chúa Nhật mùng 7/1: nếu Lễ Giáng Sinh rơi vào Thứ Bảy 25/12 và Lễ Mẹ Thiên Chúa rơi vào Thứ Bảy 1/1, hay cũng sẽ có năm được cử hành vào ngày Chúa Nhật mùng 8/1nếu Lễ Giáng Sinh rơi vào Chúa Nhật 25/12, (Lễ Thánh Gia sẽ vào ngày 30/12) và Lễ Mẹ Thiên Chúa rơi vào Chúa Nhật 1/1. 

Trong trường hợp Lễ Hiển Linh được mừng vào Chúa Nhật mùng 7/1 hay 8/1 th́ trước Lễ Hiển Linh vẫn c̣n bao gồm cả ngày 6/1 và 7/1 với phần phụng vụ Lời Chúa thích hợp. Ở đây xin chia sẻ phụng vụ Lời Chúa bao gồm trọn vẹn cả những ngày trước và sau Lễ Hiển Linh để tùy nghi sử dụng theo các chu kỳ phụng vụ hằng năm, căn cứ vào ngày tháng thay đổi theo mỗi năm. Do đó, xin chọn phụng vụ Lời Chúa nào thích hợp với từng năm.

 

Thứ Hai sau Chúa Nhật Hiển Linh

Phụng Vụ Lời Chúa 

Bài Đọc I: 1 Ga 3, 22 - 4, 6

"Hăy nghiệm xét các thần trí, coi có phải bởi Thiên Chúa hay không".

Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

Các con thân mến, bất cứ điều ǵ chúng ta xin, th́ chúng ta cũng lănh nhận được nơi Chúa, v́ chúng ta giữ các giới răn Người và làm điều đẹp ḷng Người. Và đây là giới răn của Người: chúng ta phải tin vào thánh danh Con của Người, là Chúa Giêsu Kitô, và phải thương yêu nhau, như Người đă ban giới răn cho chúng ta. Ai giữ các giới răn của Người, th́ ở trong Người và Người ở trong họ. Do điều này mà chúng ta biết Người ở trong chúng ta, đó là Thánh Thần mà Người đă ban cho chúng ta.

Các con thân mến, chớ tin bất cứ thần trí nào, nhưng hăy nghiệm xét các thần trí, coi có phải bởi Thiên Chúa hay không, v́ có nhiều tiên tri giả đă xuất hiện trong thế gian. Do điều này mà các con biết là thần trí của Thiên Chúa: Thần trí nào tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô đă đến trong xác phàm th́ là bởi Thiên Chúa; c̣n thần trí nào phủ nhận Chúa Giêsu, th́ không bởi Thiên Chúa mà ra, đó là thần trí của Phản-Kitô; các con nghe nói rằng nó đến, và hiện giờ nó đă ở trong thế gian rồi.

Các con thân mến, các con bởi Thiên Chúa mà ra và đă thắng nó, v́ Đấng ở trong các con th́ cao trọng hơn kẻ ở trong thế gian. Chúng thuộc về thế gian, nên nói chuyện thế gian, và thế gian nghe theo chúng. Chúng ta bởi Thiên Chúa mà ra. Ai biết Thiên Chúa, th́ nghe chúng ta; c̣n ai không bởi Thiên Chúa, th́ không nghe chúng ta. Do đó mà chúng ta biết được thần trí chân thật và thần trí dối trá.

Đó là lời Chúa. 

Đáp Ca: Tv 2, 7-8. 10-11

Đáp: Cha sẽ cho Con được chư dân làm phần sản nghiệp (c. 8a).

Xướng: 1) Ta sẽ tuyên rao thánh chỉ của Chúa: Chúa đă phán bảo cùng Ta: "Con là thái tử của Cha, hôm nay Cha đă sinh thành ra Con. Hăy xin Cha và Cha sẽ cho Con được chư dân làm phần sản nghiệp, và cùng kiệt cơi đất làm gia tài". - Đáp.

2) Giờ đây, hỡi các vua, hăy nên hiểu biết; quân vương mặt đất nên giác ngộ. Hăy kính sợ làm tôi Chúa và hân hoan mừng Ngài; hăy khiếp run tỏ bày sự vâng phục Chúa. - Đáp. 

Alleluia: Mt 4,17

Alleluia, alleluia! - Dân ngồi trong tối tăm đă thấy ánh sáng huy hoàng; ánh sáng đă xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết. - Alleluia. 

Phúc Âm: Mt 4, 12-17. 23-25

"Nước trời đă đến gần".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, nghe tin Gioan bị nộp, Chúa Giêsu lui về Galilêa. Người rời bỏ Nadarét, đến ở miền duyên hải thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nephtali, để ứng nghiệm lời đă phán bởi miệng tiên tri Isaia rằng:

"Hỡi đất Giabulon và đất Nephtali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang! Dân ngồi trong tối tăm, đă thấy ánh sáng huy hoàng, ánh sáng đă xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết". Từ bấy giờ, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng và nói: "Hăy hối cải, v́ nước trời đă gần đến".

Và Chúa Giêsu đi rảo quanh khắp xứ Galilêa, dạy dỗ trong các hội đường của họ, rao giảng tin mừng nước trời, chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân. Tiếng tăm Người đồn ra khắp xứ Syria. Người ta đă đem đến cho Người đủ thứ bệnh nhân, những người mắc phải tật nguyền đau đớn, quỷ ám, kinh phong, bất toại. Người đă chữa họ lành. Dân chúng đông đảo theo Người, họ đến từ xứ Galilêa, miền Thập Tỉnh, Giêsrusalem, Giuđêa và vùng bên kia sông Giođan.

Đó là lời Chúa. 

Suy Nghiệm Lời Chúa 

Emmanuel Sáng Soi   

Hôm nay, Thứ Hai sau Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, vẫn c̣n trong Mùa Giáng Sinh cho tới Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, và chủ đề cho riêng Mùa Giáng Sinh vẫn là "Lời ở cùng chúng ta" (Gioan 1;14), như "ánh sáng thật chiếu soi mọi người đă đến trong thế gian" (Gioan 1:9). 

Đó là lư do ngay trong bài Phúc Âm hôm nay, Thánh kư Mathêu đă chẳng những thuật lại sự kiện khách quan về hoạt động của Chúa Giêsu "Khi ấy, nghe tin Gioan bị nộp, Chúa Giêsu lui về Galilêa. Người rời bỏ Nadarét, đến ở miền duyên hải thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nephtali", mà c̣n từ đó chứng tỏ những hoạt động của Người hoàn toàn "ứng nghiệm lời đă phán bởi miệng tiên tri Isaia rằng: 'Hỡi đất Giabulon và đất Nephtali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang! Dân ngồi trong tối tăm, đă thấy ánh sáng huy hoàng, ánh sáng đă xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết'".  

Bài Phúc Âm của Thánh kư Mathêu được Giáo Hội cố ư chọn đọc hôm nay là đoạn Phúc Âm Chúa Giêsu bắt đầu xuất đầu lộ diện để tỏ ḿnh ra, sau khi Người lănh nhận phép rửa của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ở Sông Dược Đăng (Jordan) và sau khi Người chay tịnh 40 ngày trong hoang địa.  

Và theo bài Phúc Âm này th́ nơi đầu tiên Người tỏ ḿnh ra là một địa điểm trong đất Do Thái nhưng đông đảo dân ngoại chung sống, là "thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nephtali", hai địa danh đă được Thánh Kinh cho biết là "của ngoại bang" nên "dân ngồi trong tối tăm", cần phải được ánh sáng rọi chiếu vào, và với sự xuất hiện của "Lời ở cùng chúng ta" nơi họ, họ thật sự "đă thấy ánh sáng huy hoàng, ánh sáng đă xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết". 

Phải chăng chính lúc Chúa Giêsu là "ánh sáng chiếu trong tăm tối' (Gioan 1:5) xuất hiện ở miền đất "dân ngồi trong tối tăm" cũng chính là thời điểm Đấng là ánh sáng này đă làm lu mờ đi ngọn "đèn soi" Tiền Hô Gioan Tẩy Giả (Gioan 5:35), vị được sai đến trước Người để dọn đường cho Người, với vai tṛ là một nhân vật "làm chứng cho ánh sáng chứ không phải là ánh sáng" (xem Gioan 1:7-8), mà v́ thế thời điểm xuất hiện của Chúa Kitô đă rơi vào trúng thời điểm "Gioan bị giam nhốt". 

Thế rồi, từ miền đất dân vẫn c̣n ngồi trong tăm tối ấy, "ánh sáng thật chiếu soi mọi người đă đến trong thế gian" là "Lời ở cùng chúng ta" ấy bắt đầu lên ngôi, bắt đầu tỏ rạng mỗi ngày một hơn, bằng lời nói đầy thu hút cùng tác động ḷng người và việc làm đầy quyền năng chữa lành của Người, như "ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12) chan ḥa trên nhân linh và nhân sinh, đúng như những ǵ được phần cuối của Bài Phúc Âm hôm nay thuật lại: 

"Từ bấy giờ, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng và nói: 'Hăy hối cải, v́ nước trời đă gần đến'. Và Chúa Giêsu đi rảo quanh khắp xứ Galilêa, dạy dỗ trong các hội đường của họ, rao giảng tin mừng nước trời, chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân. Tiếng tăm Người đồn ra khắp xứ Syria. Người ta đă đem đến cho Người đủ thứ bệnh nhân, những người mắc phải tật nguyền đau đớn, quỷ ám, kinh phong, bất toại. Người đă chữa họ lành. Dân chúng đông đảo theo Người, họ đến từ xứ Galilêa, miền Thập Tỉnh, Giêsrusalem, Giuđêa và vùng bên kia sông Giođan". 

Thật vậy, tất cả lời nói và việc làm của "Lời ở giữa chúng ta" đều cho thấy là quả thực "Lời đă hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), ở chỗ Người đă hoàn toàn trọn vẹn mặc lấy nhân tính của loài người, và sống động một cách cụ thể với thân xác của Người, một thân xác được Người sử dụng như một bí tích thông ban sự sống thần linh và như một phương tiện cứu độ trần gian. Bởi thế, những ai tin vào Người là Vị Thiên Chúa đă hóa thân làm người, là "Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta", mới được cứu rỗi và mới sống trong sự thật. 

Tuy nhiên, không dễ ǵ nhận ra Vị Thiên Chúa đă hóa thân làm người này đâu. Điển h́nh là chính các vị tông đồ sống gần gũi thân mật với Người trong 3 năm, ấy thế mà tất cả các vị vẫn bị khủng hoảng đến khiếp đảm trong cuộc Vượt Qua của Người, hay chính thành phần lănh đạo Do Thái giáo bấy giờ, trong khi t́m Người th́ lại chết trong tội của họ là lên án tử cho Người khi vừa biết được tất cả sự thật về Người (xem Gioan 8:21; Mathêu 26:63-66). Đó là lư do Tông Đồ Gioan, trong Bài Đọc 1 hôm nay, đă khẳng định là cần phải có "thần trí của Thiên Chúa" nữa mới được: 

"Các con thân mến, chớ tin bất cứ thần trí nào, nhưng hăy nghiệm xét các thần trí, coi có phải bởi Thiên Chúa hay không, v́ có nhiều tiên tri giả đă xuất hiện trong thế gian. Do điều này mà các con biết là thần trí của Thiên Chúa: Thần trí nào tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô đă đến trong xác phàm th́ là bởi Thiên Chúa; c̣n thần trí nào phủ nhận Chúa Giêsu, th́ không bởi Thiên Chúa mà ra, đó là thần trí của Phản-Kitô; các con nghe nói rằng nó đến, và hiện giờ nó đă ở trong thế gian rồi". 

Không biết trong lịch sử Giáo Hội nói riêng và thế giới nói chung đă có thời nào xuất hiện nhiều tiên tri giả và kitô giả như ngày nay hay chăng? Cộng sản là một thứ tiên tri giả. Khủng bố nhân danh Thiên Chúa là một thứ tiên tri giả. Phá thai để dân số thế giới khỏi bị tăng bội để cho đủ nguồn lương thực là một thứ tiên tri giả. Phá thai để cho thai nhi khỏi bị tật nguyện khi sinh ra và để đỡ gánh nặng cho xă hội là một thứ tiên tri giả. Đồng tính hôn nhân v́ đó là quyền làm người là một thứ tiên tri giả. Triệt sinh an tử và triệt sinh trợ tử cho người bệnh khỏi chịu đau khổ nữa là một thứ tiên tri giả. Chủ trương duy thực dụng chỉ nhắm đến cái lợi thực tế trước mắt, bất chấp nguyên tắc luân lư và đạo lư, là một thứ tiên tri giả v.v.  

Trong Giáo Hội cũng thế, thành phần kitô giả là thành phần chủ trương không chấp nhận Chúa Kitô đến trong xác thịt: ở chỗ, nhân danh khoa học thực nghiệm họ không tin Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong Thánh Thể, hay bất kính hoặc thờ ơ với Chúa Giêsu Thánh Thể; ở chỗ, nhân danh Chúa Kitô là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, họ không tôn sùng và cầu khẩn cùng tin tưởng cậy trông Người Mẹ đă sinh ra Người Con Thần Linh Cứu Thế Giêsu Kitô; ở chỗ, nhân danh truyền thống Giáo Hội, họ chống đối, phê b́nh, chỉ trích, xuyên tạc, chụp mũ, bất tuân Chúa Kitô nơi vị đại diện của Người có xương có thịt là các vị giáo hoàng kế vị Thánh Phêrô không hợp với nhận xét và phán đoán của họ; ở chỗ, nhân danh nhân bản và quyền làm người, họ pḥ phá thai và đồng tính luyến ái, ủng hộ triệt sinh an tử và trợ tử v.v. 

Bởi vậy, là những tâm hồn c̣n tin vào Chúa Kitô, thậm chí cả những ai đă chẳng may bị lầm lạc cách nào, không tin vào Người nữa, cho ḿnh là thành phần đệ nhất thiên hạ như các bậc "quân vương mặt đất" hăy "giác ngộ", và đáp ứng nhận thức cùng lời kêu gọi của Thánh Vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay: 

1) Ta sẽ tuyên rao thánh chỉ của Chúa: Chúa đă phán bảo cùng Ta: "Con là thái tử của Cha, hôm nay Cha đă sinh thành ra Con. Hăy xin Cha và Cha sẽ cho Con được chư dân làm phần sản nghiệp, và cùng kiệt cơi đất làm gia tài".  

2) Giờ đây, hỡi các vua, hăy nên hiểu biết; quân vương mặt đất nên giác ngộ. Hăy kính sợ làm tôi Chúa và hân hoan mừng Ngài; hăy khiếp run tỏ bày sự vâng phục Chúa. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên.

 

GS-ThuHaiSauHienLinh.mp3